Xử lý nước thải chế biến bánh kẹo
10 Jan, 2025Tìm hiểu dịch vụ xử lý nước thải chế biến bánh kẹo tại Công ty Xử lý Nước thải Việt Water JSC. Chúng...
Việt Water cung cấp đến quý Khách hàng những giải pháp tối ưu, phù hợp với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất.
Liên hệ Việt Water để được báo giá, hỗ trợ, tư vấn miễn phí tận tình cho Quý khách hàng. (Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật – báo giá 24/7 : 0947.9999.30 – 0904.506.065)
HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Căn cứ Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, Nghị định 40/2019/NĐ-CP và các văn bản luật hiện hành, Công ty Cổ Phần Việt Water tổng hợp quy trình, thời gian thực hiện Hồ sơ xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại TP.HCM như sau:
Điều kiện thực hiện hồ sơ xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải (quy trình công nghệ, công suất, số lượng hệ thống, vị trí, máy móc thiết bị, kích thước bể) phải được xây dựng theo đúng Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt/ Quyết định điều chỉnh Báo cáo ĐTM và Dự án phải có Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp.
Các bước thực hiện hồ sơ xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
Bước 1: Lập hồ sơ xin Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành.
Bước 2: Lập hồ sơ xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
BƯỚC 1/ Lập hồ sơ xin Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành:
Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, hồ sơ xin Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp cần thực hiện các bước như sau:
Lập Kế hoạch xin vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
Lấy mẫu, phân tích mẫu trong quá trình vận hành thử nghiệm và lập Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
Lập Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.
Quy trình và thời gian thực hiện Kế hoạch xin vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải:
Quy trình thực hiện:
Sau khi Chủ đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải của Dự án theo đúng ĐTM đã được phê duyệt (hoặc Quyết định điều chỉnh ĐTM), Chủ đầu tư tiến hành lập Kế hoạch xin vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án/ công trình theo các bước sau:
Bước 1: Đơn vị thực hiện/ tư vấn tổng hợp hồ sơ và thông tin để lập Kế hoạch xin vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải cho Dự án trên cơ sở pháp lý do Chủ đầu tư cung cấp.
Bước 2: Đơn vị thực hiện/ tư vấn trình ký hồ sơ với Chủ đầu tư.
Bước 3: Đơn vị thực hiện/ tư vấn nộp hồ sơ Kế hoạch xin vận hành thử nghiệm cho Dự án đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ thành lập Đoàn thẩm định thực tế hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt của Dự án (Chủ đầu tư phải có bước chuẩn bị hiện trạng tại Dự án và cùng với đơn vị tư vấn/ thực hiện tiếp đoàn thẩm định)
Bước 5: Nếu quả trình thẩm định thực tế được thông qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ra văn bản cho phép Dự án vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt.
Thời gian thực hiện: 37 ngày làm việc.
Quy trình và thời gian thực hiện lấy mẫu, phân tích mẫu trong quá trình vận hành thử nghiệm và Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải:
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư bắt đầu vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt.
Bước 2: Trong thời gian vận hành thử nghiệm (tối thiểu là 75 ngày, tối đa là 6 tháng), Đơn vị tư vấn lấy mẫu đầu vào đầu ra, từng công đoạn xử lý và phân tích mẫu (15 ngày/1 lần) kể từ khi bắt đầu vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt.
Bước 3: Sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm, Đơn vị tư vấn lấy mẫu và phân tích mẫu (1 ngày/1 lần, tối thiểu là 7 ngày) để kiểm tra tính ổn định của các công trình bảo vệ môi trường nhằm thực hiện Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm.
Bước 4: Đơn vị tư vấn tổng hợp hồ sơ và thông tin để lập Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm cho Dự án trên cơ sở thông tin do Chủ đầu tư cung cấp.
Bước 5: Đơn vị tư vấn trình ký hồ sơ với Chủ đầu tư.
Bước 6: Đơn vị tư vấn nộp hồ sơ Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm cho Dự án đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bước 7: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ thành lập Đoàn thẩm định thực tế hiện trạng hoạt động của các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt của Dự án và lấy mẫu đối chứng để phân tích (Chủ đầu tư phải có bước chuẩn bị hiện trạng tại Dự án và cùng với đơn vị tư vấn tiếp đoàn thẩm định)
Bước 8: Nếu quả trình thẩm định thực tế được thông qua và mẫu đối chứng đạt quy chuẩn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ra văn bản thông báo kết quả vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã được phê duyệt.
Thời gian thực hiện: 104 ngày làm việc.
Quy trình và thời gian thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường:
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Đơn vị tư vấn tổng hợp hồ sơ và thông tin để lập Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường cho Dự án trên cơ sở pháp lý do Chủ đầu tư cung cấp.
Bước 2: Đơn vị tư vấn lấy mẫu hiện trạng Dự án theo 3 đợt khác nhau (Nghị định 40/2019/NĐ-CP).
Bước 3: Đơn vị tư vấn trình ký hồ sơ với Chủ đầu tư.
Bước 4: Đơn vị tư vấn nộp hồ sơ Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường cho Dự án đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định thực tế, lấy mẫu Dự án (Chủ đầu tư phải có bước chuẩn bị hiện trạng tại Dự án và cùng với đơn vị tư vấn tiếp đoàn thẩm định).
Bước 6: Nếu thẩm định thực tế được thông qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ra văn bản chỉnh sửa Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường cho Dự án.
Bước 7: Đơn vị tư vấn chỉnh sửa Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường cho Dự án theo văn bản và chỉnh sửa với chuyên viên của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trên cơ sở thông tin do Chủ đầu tư cung cấp.
Bước 8: Nộp Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường cho Dự án để ra Giấy xác nhận đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bước 9: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành cho dự án.
Thời gian thực hiện: 90 ngày làm việc.
BƯỚC 2/ Lập hồ sơ xin Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Đơn vị tư vấn tổng hợp hồ sơ và thông tin để lập Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước cho Dự án trên cơ sở pháp lý do Chủ đầu tư cung cấp.
Bước 2: Xin Công văn đấu nối việc xả nước thải của Dự án vào cống thoát nước của Thành phố do Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cấp.
Bước 3: Đơn vị tư vấn lấy mẫu nước thải đầu vào, đầu ra sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải.
Bước 4: Đơn vị tư vấn viết báo cáo và trình ký hồ sơ với Chủ đầu tư.
Bước 5: Đơn vị tư vấn nộp Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước cho Dự án đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định thực tế, lấy mẫu nước thải tại hệ thống xử lý nước thải của Dự án (Chủ đầu tư phải có bước chuẩn bị hiện trạng tại Dự án và cùng với đơn vị tư vấn tiếp đoàn thẩm định).
Bước 7: Nếu thẩm định thực tế được thông qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ra văn bản chỉnh sửa Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước cho Dự án.
Bước 8: Đơn vị tư vấn chỉnh sửa Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước cho Dự án theo văn bản và chỉnh sửa với chuyên viên của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM trên cơ sở thông tin do Chủ đầu tư cung cấp.
Bước 9: Nộp Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước cho Dự án để ra Giấy phép đến Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bước 10: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho dự án.
Thời gian thực hiện: 60 ngày làm việc (đã bao gồm thời gian xin Công văn đấu nối).
Lưu ý:
Thời gian thực hiện không bao gồm thời gian cung cấp hồ sơ và trình ký báo cáo.
Thời gian thực hiện phụ thuộc hồ sơ pháp lý của Chủ đầu tư và phù hợp ĐTM ban đầu được cấp phê duyệt.
Thời gian vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải dài hay ngắn phụ thuộc vào tiến độ vận hành thử nghiệm và hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường của Chủ đầu tư.
Những hồ sơ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở, doanh nghiệp với cơ quan quản lý.
CÁC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CẦN THIẾT
Các Công ty, bệnh viện, khách sạn, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị,… có hoạt động sản xuất kinh doanh phát thải khí thải, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần có đầy đủ các giấy tờ về môi trường.
Doanh nghiệp cần phải có 1 hoặc nhiều loại giấy tờ môi trường sau:
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM); ĐMC – Áp dụng đối với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường) – Áp dụng cho các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại – Căn cứ Nghị Định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/6/2015 và được hướng dẫn bởi Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực 1/9/2015.
Đề án bảo vệ môi trường.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Giấy phép khai thác nước dưới đất – Căn cứ theo điểm C, khoản 2, điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP
Giấy phép khai thác nước mặt – Căn cứ theo điểm C, khoản 2, điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP
Giấy phép nghiệm thu công trình (xác nhận hoàn thành công trình theo ĐTM hoặc cam kết BVMT hoặc đề án BVMT).
Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Sổ chủ nguồn thải Chất thải nguy hại.
Lập kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất – Quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất.
……
Quý Công ty cần tư vấn miễn phí các thủ tục về môi trường vui lòng liên hệ Công ty CP Việt Water.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT WATER
Địa chỉ :339 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email : Info@vietwaterjsc.com
Website : vietwaterjsc.com – www.moitruongvietwater.com
Điện thoại : 02.862.724.888
Di động : (+84).0947.9999.30 – (+84).0904.506.065